Home » Chia sẻ kiến thức » Phân biệt UEFI với Legacy và hướng dẫn chuyển đổi giữa hai chế độ

Phân biệt UEFI với Legacy và hướng dẫn chuyển đổi giữa hai chế độ

5/5 - (1 bình chọn)

Phân biệt UEFI với Legacy là hai phần mềm mặc định. Nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị ra vào trong máy tính, giữ cho máy tính hoạt động bình thường. Đóng vai trò như một cầu nối giữa hệ điều hành và phần cứng máy tính khi máy khởi động.

Phân biệt UEFI với Legacy

LEGACY là gì ?

LEGACY thường được gọi là BIOS truyền thống, ra đời vào năm 1975. Là phần mềm được lưu trữ trên một chip và bộ nhớ riêng biệt của bo mạch chủ máy tính. Về cơ bản nó là một tập hợp lệnh hướng dẫn chạy các thiết bị để khởi động hệ điều hành máy tính.

Khi bạn bật máy tính, các hoạt động của LEGACY được bắt đầu, nó giúp kiểm tra lỗi của bộ nhớ RAM, ổ cứng khởi động và bộ vi xử lý trên máy tính của bạn.

  • Nó kiểm tra RAM bằng cách kiểm tra từng ngăn để xem tất cả có hoạt động bình thường hay không.
  • Sau khi kiểm tra bộ nhớ RAM và bộ vi xử lý, nó sẽ kiểm tra các thiết bị gắn trên máy tính như máy in, bàn phím, chuột… và sau đó kiểm tra các tuỳ chọn khởi động.
  • Tuỳ chọn khởi động được kiểm tra theo thứ tự cấu hình trong BIOS như là khởi động HDD, SSD, CD-ROM, Đĩa cứng, LAN …

Đây không phải là tất cả các chức năng của LEGACY, nó còn kiểm tra CMOS, các thiết lập khác về thời gian, nạp các trình điều khiển thiết bị vào bộ nhớ máy tính. Tuy nhiên, tốc độ khởi động BIOS không cao và không hổ trợ ổ cứng thế hệ mới chuẩn GPT.

UEFI là gì ?

UEFI là từ viết tắt của Unifiel Extensibale Firmware Interface, là một phần mềm mở rộng hợp nhất dùng để kết nối phần mềm máy tính với phần cứng của nó. Được Intel phát triển nhằm cải thiện các hạn chế của LEGACY BIOS và tất nhiên nó sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn nhiều.

Chuẩn UEFI là sự thay thế tiên tiến hơn cho LEGACY và nó mang lại một loạt các chức năng hiện đại để đưa máy tính lên một tầm cao mới.

UEFI là chương trình đầu tiên chạy khi máy tính được bật. Nó sẽ kiểm tra tất cả các thành phần, thiết bị phần cứng, kích hoạt các thành phần và đưa chúng vào hoạt động cùng hệ điều hành giống như là Legacy BIOS.

Đặc tính mới này của nó đã chỉ ra một số hạn chế của LEGACY BIOS, bao gồm các hạn chế về phạm vi phân vùng đĩa cứng và khoảng thời gian LEGACY mất nhiều hơn để thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra, UEFI có thể lập trình custom được, các nhà phát triển các đã bổ sung thêm ứng dụng và trình điều khiển, cho phép UEFI hoạt động như một hệ điều hành nhẹ.

So sánh Legacy BIOS và UEFI

Legacy UEFI
Giao diện người dùng đơn giản, thao tác bằng bàn phím Giao diện đồ họa, thao tác chuột, phím dễ sử dụng
Chỉ hỗ trợ ổ cứng định dạng MBR Hỗ trợ cả MBR và GPT
Không hỗ trợ ổ cứng lớn hơn 2TB Hỗ trợ ổ cứng tối đa 18EB
Hỗ trợ tối đa 4 phân vùng chính (Primary) Hỗ trợ tối đa 128 phân vùng chính
Khả năng bảo mật kém hơn Bảo mật cao hơn

Ổ cứng MBR và GPT là gì ?

MBR GPT
Hỗ trợ ổ cứng tối đa 2TB Ổ cứng lớn hơn 2TB
Chia được tối đa 4 phân vùng chính (Primary) Tối đa 128 phân vùng
Kém tin cậy Tin cậy hơn

Các máy tính và mainbroad thế hệ mới thường được cài đặt sẵn UEFI và theo chuẩn ổ cứng GPT. Để có tốc độ khởi động máy nhanh nhất các bạn nên sử dụng chuẩn ổ cứng GPT nhé.

Chuyển từ LEGACY sang UEFI – Phân biệt UEFI với Legacy

  • Đầu tiên, bạn khởi động lại máy để vào giao diện BIOS (truy cập vào BIOS máy Dell nhấn phím F2)

Các máy và Mainbroad khác các bạn tham khảo bài viết Cách vào BIOS và UEFI trên các dòng máy tính khác nhau chi tiết

  • Tại giao diện BIOS. Bạn nhấp chuột vào tab System Configuration » chọn Boot Options » Tick chọn UEFI boot mode » nhấn Accept để áp dụng thay đổi. Save và khởi động lại máy.

Cách kiểm tra máy tính hỗ trợ UEFI hay Legacy BIOS

Với các Laptop hay Mainboard (PC) mới hiện nay đều hỗ trợ UEFI. Đôi khi có những mainbroad chỉ hỗ trợ Boot ở chể độ UEFI. Nên việc kiểm tra máy tính hỗ trợ UEFI hay Legacy BIOS là không cần thiết. Nhưng nếu bạn sử dụng một máy tính cũ thì có thể kiểm tra theo những cách sau.

Cách 1: Giao diện BIOS sẽ khác nhau ở mỗi nhà sản xuất. Bạn hãy tìm đến các mục có liên quan đến “Boot” để tìm tùy chọn Boot Mode. Tại đây nếu máy hỗ trợ UEFI sẽ có tùy chọn các mục có chữ UEFI hoặc EFI. Sẽ có máy hỗ trợ Legacy, UEFI hoặc đồng thời UEFI và Legacy.

Phân biệt UEFI với Legacy

Các chế độ Boot tùy chọn

Nếu muốn chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ Boot (khởi động) UEFI và Legacy cũng có thể thực hiện tại bước này. Lưu ý trước khi chuyển đổi cần định dạng ổ cứng GPT và MBR.

Kiểm tra trực tiếp trên Windows

Cách 2: Dùng phần mềm kiểm tra trực tiếp trên Windows.

1. Tải về và cài đặt phần mềm HWiNFO. Bấm chuột phải chọn Run as administrator để chạy bằng quyền admin.

Nếu mục UEFI Boot là Present thì máy bạn đang Boot ở chế độ UEFI đồng nghĩa với việc máy bạn có hỗ trợ UEFI.

cách kiểm tra máy hỗ trợ UEFI không

UEFI Boot là Present thì máy bạn đang Boot ở chế độ UEFI

2. Nếu không phải Present thì bạn đang Boot ở chế độ Legacy BIOS.

Các bạn làm theo các bước trong hình. Ở mục UEFI BIOS hiện chữ Capable thì máy bạn có hỗ trợ UEFI, còn Not Capable thì không hỗ trợ UEFI.

máy có hỗ trợ UEFI

UEFI BIOS hiện chữ Capable thì máy bạn có hỗ trợ UEFI

Cách 3: Cách này chỉ biết được máy bạn đàng dùng chuẩn Legacy BIOS hay UEFI mà thôi, không biết được máy tính có hỗ trợ UEFI không.

Bấm tổ hợp phím Windows + R để hiện thị hộp thoại Run. Sau đó nhập msinfo32 rồi gõ Enter.

hộp thoại Run

Gõ lệnh msinfo32

Hiển thị UEFI hay Legacy

Xem dòng BIOS Mode là Legacy hay UEFI.

Phân biệt UEFI với Legacy

Máy đang sử dụng Legacy

Phân biệt UEFI với Legacy

Máy đang sử dụng UEFI

Cách kiểm tra ổ cứng GPT hay MBR

Trên Windows, bạn có thể dễ dàng kiểm tra ổ cứng máy tính đang sử dụng chuẩn MBR hay GPT bằng cách sau.

Bấm tổ hợp phím Windows + R để hiện thị hộp thoại Run. Sau đó nhập diskpart rồi gõ Enter.

gõ lệnh diskpart

Gõ lệnh diskpart vào Run

Cửa sổ Command Prompt hiện ra bạn gõ list disk rồi enter sẽ hiện như hình dưới.

Nếu có dấu * ở dưới GPT có nghĩa là ổ cứng đang ở chuẩn GPT. Nếu không có * thì ổ cứng chuẩn MBR. Như hình thì ổ cứng của mình đang ở chuẩn GPT.

kiểm tra chuẩn MBR hay GPT

Có dấu * là GPT không có dấu * là MBR

Sau bài viết này các bạn đã nhận ra ưu điểm của UEFI và GPT. Cách phân biệt UEFI với Legacy rồi đúng không nào.

Chỉ khi phần cứng máy tính của bạn quá cũ. Không hỗ trợ UEFI hoặc cài đặt Windows thấp hơn Windows 7 thì dùng Legacy – MBR. Nếu hỗ trợ UEFI thì nên dùng UEFI – GPT nhé.

  
        
          

Để lại phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*